Giáo Hội trong thế giới ngày nay
Chiến Tranh Đông Âu ngày 118 - 120


Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa, 

ĐTC Phanxicô: Sử dụng vũ khí hạt nhân, thậm chí chỉ sở hữu nó, là trái đạo đức

 

Trong sứ điệp được Đức tổng giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, đọc tại cuộc họp đầu tiên ở Vienna của các quốc gia thành viên Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân, Đức Thánh Cha lặp lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh và các nguyên nhân của xung đột, đồng thời tái khẳng định rằng việc sử dụng, thậm chí là sở hữu vũ khí hạt nhân, là trái đạo đức.Hiệp ước, nhắm đạt được và duy trì một thế giới không có vũ khí hạt nhân, có hiệu lực vào tháng 1/2021. Cho đến nay, đã có 86 quốc gia ký và 65 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp ước, mặc dù không có quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân làm như vậy. 

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nói rằng trong khi việc nói về giải trừ vũ khí "có vẻ nghịch lý với nhiều người… chúng ta cần phải nhận thức được sự nguy hiểm của những cách tiếp cận ngắn hạn đối với an ninh quốc gia và quốc tế và các nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân." Do đó, Đức Thánh Cha đã lặp lại lời kêu gọi "loại bỏ mọi vũ khí và loại bỏ nguyên nhân của các cuộc xung đột thông qua các cuộc đàm phán không ngừng." 

Đức Thánh Cha nói rằng "Toà Thánh không hề nghi ngờ rằng một thế giới không có vũ khí hạt nhân là điều cần thiết và có thể thực hiện được ", đồng thời tố cáo các kế hoạch mang lại cảm giác an toàn sai lầm dựa trên việc sở hữu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng quá trình giải trừ vũ khí phải "diễn ra triệt để và hoàn thiện, và chạm tới chính tâm hồn của con người." Do đó, "điều quan trọng là phải nhận ra nhu cầu trách nhiệm toàn cầu và cấp bách," cả công khai và cá nhân, bao gồm việc kiểm tra lương tâm về cách các cá nhân và quốc gia có thể biện minh cho việc sử dụng hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Đức Thánh Cha kết thúc sứ điệp của mình bằng cách lưu ý rằng các hiệp ước giải trừ vũ khí, bao gồm giải trừ vũ khí hạt nhân, "không chỉ là nghĩa vụ pháp lý. Chúng cũng là những cam kết đạo đức dựa trên sự tin tưởng giữa các quốc gia và giữa các đại diện của họ, bắt nguồn từ sự tin tưởng mà công dân đặt vào chính phủ của họ, với những hậu quả đạo đức đối với các thế hệ nhân loại hiện tại và tương lai."

Ngài nhấn mạnh rằng việc tuân thủ và tôn trọng các thỏa thuận quốc tế về giải trừ vũ khí là nguồn sức mạnh chứ không phải là điểm yếu, đồng thời khuyến khích người nghe "tiếp tục con đường đã chọn là thúc đẩy văn hóa sự sống và hòa bình dựa trên phẩm giá của con người và nhận thức rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em." (CSR_2601_2022)  

Anh nói phe ly khai thân Nga ở Ukraine 'mất 55% binh lực'

 

Nhà báo Nga bán huy chương Nobel Hòa bình vì người Ukraine

 

 

Giới chóp bu Nga cảnh báo nguy cơ kinh tế Nga ‘‘trở lại thời Liên Xô’’

 

Vùng lãnh thổ có thể đốt nóng căng thẳng Nga - NATO

 

Cuộc đua giành vũ khí cho Ukraine

Ukraina : Chiến sự trở nên sôi động ở Hắc Hải

  

ChienTranhDongAu-Ngay118-120.mp3